Từ hiệu ứng Gia đình Haha: Show giải trí đã đi về phía nông dân

Còn nhiều khoảng cách giữa các chương trình giải trí trên truyền hình và người dân ở những nơi xa xôi, phi trung tâm.
Gia đình Haha - Ảnh 1.

Chị Thông “hot” không kém gì các nghệ sĩ trong Gia đình Haha - Ảnh: BTC

Show giải trí đi về phía nông dân - Ảnh 3.Show giải trí đi về phía nông dân - Ảnh 4.

Bậc thầy săn thưởng về quê chơi game - Ảnh: NSX

Nhìn lại màn ảnh nhỏ cũng từng có một số chương trình đi về phía người dân như Lữ khách 24h, Đệ nhất mưu sinh, Bậc thầy săn thưởng, Về quê làm giàu... 

Nhưng các chương trình này vẫn mang tính cá nhân, dừng lại ở những trò chơi, thi thố, giải đố, bán hàng nông sản, chưa dựng nên một hình ảnh người nông dân mạnh mẽ, có "giọng nói" rõ ràng, cũng chưa chạm thật sự vào lõi bên trong cuộc sống người dân bản địa, điều mà khán giả đang muốn thấy.

Ra mắt đầu năm 2010 trên HTV7, Lữ khách 24h trở lại với phiên bản phát trên YouTube năm 2024 với 12 tập rồi ngưng. Đệ nhất mưu sinh ra mắt năm 2023 trên VTV9 cũng có số phận tương tự. 

Chương trình truyền hình thực tế Bậc thầy săn thưởng kết thúc mùa 1 hồi tháng 3, không rõ có trở lại hay không. Hiện ngoài Gia đình Haha, có một chương trình khác là Về quê làm giàu ra mắt từ 29-3 vẫn đang chiếu trên HTV7 song hiệu ứng không lớn lắm.

Gia đình Haha vẫn đang chiếm cảm tình lớn của khán giả nhưng chưa rõ những show có chủ đề/gần chủ đề này tạo ra xu hướng hay không.

Chương trình giải trí lâu nay toàn người nổi tiếng, lộng lẫy, hào nhoáng. Nhưng chị Thông Bản Liền với nụ cười rất tươi đã xé tan định kiến này.
Gia đình Haha - Ảnh 3.

Về quê làm giàu cũng về quê nhưng hiệu ứng không hot lắm - Ảnh: BTC

Khi nào mới hết nghèo nàn ý tưởng?

Các show giải trí hiện phụ thuộc rất lớn vào những nhà tài trợ, nhãn hàng. Các nhãn hàng lại chuộng những chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, mang tính biểu diễn, tranh tài để tạo ra những xung đột, drama nhiều hơn. Những chương trình mang tính chill, nhẹ nhàng, ít xung đột thường bị ngó lơ, khó kêu gọi quảng cáo.

Đó là một trong những lý do có một vài show kiểu này khi ra mắt dù hot nhưng chỉ chiếu được một, hai mùa rồi ngừng vì các nhãn hàng không mặn mà.

Chưa kể để mang show về tận làng, tận bản rồi tìm được những nhân vật hay không phải dễ. Một thành viên ê kíp sản xuất Gia đình Haha kể để tìm ra địa điểm quay đẹp phải đi khắp nơi, có ngày di chuyển liên tục từ 3h sáng đến 12h đêm qua năm tỉnh thành. 

Muốn có được nhân vật tốt, cảm xúc và phù hợp cũng cần rất nhiều thời gian, tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin. Thuyết phục những người nông dân để họ đồng ý ghi hình cũng không dễ.

Người này nói thêm "xong xuôi ê kíp phải ngồi lại bàn với nhau sao để dung hòa sự hài hước, yếu tố chữa lành nhằm cho ra sản phẩm đúng với tâm lý người xem".

Gia đình Haha - Ảnh 4.

Show giải trí Việt đa số đi sau các chương trình nước ngoài. Trong hình là Haha Farmer, bản gốc của Gia đình Haha - Ảnh: NSX

Anh Duy Nguyễn có nhiều năm làm truyền thông chia sẻ các show truyền hình của Việt Nam đa số đi sau các chương trình nước ngoài. Ví dụ Việt Nam đang sản xuất

Gia đình Haha hot, nhưng sau đây những chương trình dạng này có tạo ra được hiệu ứng tương tự không thì chưa chắc - Ảnh: NSX

Mua bản quyền cho... nhanh, khỏe!

Người nông dân không có "ánh sáng" của ngôi sao nên không có khả năng kêu gọi tài trợ, quảng cáo? Hay vì ta chưa có những format đưa họ thành những nhân vật có tính giải trí hấp dẫn?

Gia đình Haha hay nhưng nói cho cùng là một format mua bản quyền. Nội dung có gì ghê gớm đâu? Một câu chuyện giản dị, có sẵn trong tài nguyên bản địa nhưng lâu nay những nhà làm sáng tạo nội dung chưa viết hay bèn đi mua cho nhanh, cho an toàn.

Show giải trí đi về phía nông dân - Ảnh 3.Gia đình Haha gây tranh cãi: Miền núi không có tôm thật hả?

Chi tiết đang 'viral' trong Gia đình Haha: anh Hà hỏi con tôm là con gì, còn chị Thông chưa từng ăn món tôm được khách mời nấu chung với mì Ý.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề