TP.HCM trong điện ảnh: Rặt chất bình dân, dung chứa mọi mảnh đời

'Sài Gòn không bao giờ hỏi: Mày là con ai, cháu ai, mày có gì? Nơi đây đón nhận tất cả những ai tay trắng tới đây và cho họ thành công miễn là họ cố gắng' - đạo diễn Vũ Ngọc Đãng nói.
TP.HCM - Ảnh 1.

Ròm - thước phim thanh xuân của nhiều người trẻ ở TP.HCM, được quay ở nhiều bối cảnh quen thuộc trong đó có chợ Bình Tây - Ảnh: ĐPCC

Hình ảnh đô thị

Là phim ăn khách nhất phòng vé Việt hiện tại, Mai đưa hình ảnh TP.HCM bình dân đến với đông đảo khán giả: chung cư cũ, quán ăn đêm, đường phố, bờ sông Sài Gòn… - Ảnh: ĐPCC

Địa điểm chính của câu chuyện trong TP.HCM trong điện ảnh: Rặt chất bình dân, dung chứa mọi mảnh đời - Ảnh 5.

Cô Ba Sài Gòn không hẳn là một phim hay nhưng cũng tạo nên cơn sốt một thuở về phong cách thời trang Sài Gòn xưa - Ảnh: ĐPCC

Sài Gòn xưa, hình dung văn hóa khó quên

Trong các bộ phim về TP.HCM, Sài Gòn xưa không phải là một hình ảnh xa lạ của quá khứ mà ngược lại khá "trendy" và phổ biến. Giống như xu hướng Sài Gòn xưa trong cách ăn mặc và thiết kế biển hiệu, quán xá hôm nay, phim ảnh cũng đưa hình ảnh Sài Gòn xưa vào câu chuyện, gợi nên sự gần gũi, hoài cổ như Cô Ba Sài Gòn và Song Lang.

Cô Ba Sài Gòn của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân gây sốt vì phong cách thời trang retro của dàn nhân vật, tạo cơn sốt về phong cách này cách đây tám năm. 

Đồng thời trong phim, hình ảnh Sài Gòn thập niên 1960 và TP.HCM được xây dựng đối lập để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài truyền thống, đồng thời phản ánh sự thay đổi qua thời gian. Sài Gòn xưa có những hàng cây xanh mát và các tòa nhà kiến trúc Pháp cổ kính. Đẹp thanh lịch thể hiện qua tiệm may Thanh Nữ, khu chợ, áo dài tung bay trên phố.

Trong khi đó, TP.HCM ngày nay có những tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại và đường phố đông đúc với màu sắc rực rỡ. So với quá khứ, TP.HCM mang vẻ năng động nhưng cũng có phần xa cách. Các nhân vật đối mặt nỗi lo mất đi những giá trị truyền thống. Việc đưa nhân vật Như Ý (Lan Ngọc) xuyên không đến thời hiện đại cũng là cách soi chiếu giá trị nay trong góc nhìn xưa và ngược lại.

TP.HCM - Ảnh 5.

Song Lang là phim đoạt giải Phim TP.HCM xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) năm 2024 với hình ảnh TP.HCM vừa thân thuộc, vừa giàu cảm xúc và tính biểu tượng - Ảnh: ĐPCC

Trong phim Song Lang (2018), căn nhà của nhân vật Dũng "Thiên Lôi" (do Liên Bỉnh Phát thủ vai) nằm trong một khu chung cư cũ, rất phổ biến vào thập niên 1980. 

Căn nhà khá chật hẹp với bức tường loang lổ, nội thất đơn giản nhưng mang lại cảm giác gần gũi, thân thuộc, đúng với không gian sống của người dân Sài Gòn thời đó. Bên khung cửa sổ có những chậu cây cảnh, bối cảnh nhỏ của một trong những khoảnh khắc mềm mại nhất phim: Dũng và Linh Phụng (Isaac) bâng khuâng bên cửa sổ, nhận ra sự hòa hợp và xao xuyến trong tâm hồn mỗi người.

Đạo diễn Leon Lê từng chia sẻ với người viết bài này rằng anh muốn xây dựng bối cảnh căn nhà của Dũng làm sao để "không trông như quán cà phê". Trên thực tế, nhiều phim trước đây có bối cảnh Sài Gòn các thập niên trước hoặc Sài Gòn xưa thiết kế bối cảnh trông như những quán cà phê giả cổ. 

Song Lang cùng một số phim khác sau này đã cố gắng khắc phục nhược điểm đó để tạo dựng hình ảnh Sài Gòn xưa chân thực hơn, gần gũi với hình ảnh bên ngoài mà người dân thường thấy hơn.

Sài Gòn - TP.HCM có dấu ấn đậm đà trong điện ảnh Việt trước đây và đương đại bởi phần đông nhà làm phim Việt Nam lập nghiệp ở đây, có những trải nghiệm cuộc đời đáng nhớ nhất ở đây. 

Tiến bộ về giá trị sản xuất, thiết kế bối cảnh của các bộ phim Việt khiến hình ảnh TP.HCM trở nên thật hơn, "đời" hơn, đưa TP.HCM trở thành một "nhân vật", giúp bản sắc của điện ảnh TP.HCM ngày một thành hình và rõ rệt.

TP.HCM - Ảnh 6.

Victor Vũ trên trường quay phim mới Thám tử Kiên. Trong mười mấy năm từ khi anh về nước, điện ảnh TP.HCM phát triển vượt bậc - Ảnh: NVCC

Victor Vũ: Điện ảnh thay da đổi thịt cùng thành phố

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, đạo diễn Victor Vũ nói vui năm nay kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và điều trùng hợp là anh cũng tròn 50 tuổi. Anh rất vui khi một năm đặc biệt của mình trùng với một năm đặc biệt của TP.HCM.

Gần đây khi đứng trên tòa Landmark 81 ngắm cảnh cùng vợ mình là diễn viên - nhà sản xuất Đinh Ngọc Diệp, Victor Vũ thấy TP.HCM thực sự thay da đổi thịt rất nhiều so với khi anh mới trở về Việt Nam. Và điều đó cũng được thể hiện qua điện ảnh.

"Tôi trở về Việt Nam làm phim đến nay đã 14-15 năm, tôi thấy điện ảnh TP.HCM ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mong rằng điện ảnh sẽ tiếp tục phát triển, như năm nay là một năm rất đáng mừng.

Điện ảnh TP.HCM cũng rất đa dạng, phong phú chứ không chỉ khai thác riêng một tầng lớp nào đó. Có nhiều tiếng nói và màu sắc khác nhau. Khán giả ngày càng được chứng kiến đời sống, văn hóa của TP.HCM trên các bộ phim" - Victor Vũ nói.

Thành phố trong điện ảnh rặt chất bình dân - Ảnh 5.Để TP.HCM là thành phố điện ảnh đầu tiên của Đông Nam Á

TP.HCM nhận được sự ủng hộ từ Cannes, từ trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng như đông đảo các nhà làm phim, chuyên gia khi ứng cử vào Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.