Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

Nghị định mới của Chính phủ quy định rõ 4 hình thức xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có vi phạm.

Từ ngày 1-7, nghị định 172/2025 của Chính phủ chính thức có hiệu lực, thay thế nghị định cũ về kỷ luật Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức - Ảnh 1.Kỷ luật cảnh cáo người đóng dấu kiểm dịch sai đối với heo bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Về thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định.

Nếu hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành theo quy định của Đảng và pháp luật có liên quan và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.

Nghị định quy định 3 trường hợp chưa xem xét kỷ luật, các trường hợp loại trừ, miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật...

Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức - Ảnh 3.Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Cán bộ có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 178 nhưng hồ sơ chưa được giải quyết và được phân công công tác khác. Sau ngày 1-7 tiếp tục có nguyện vọng xin nghỉ, được giải quyết thế nào?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề