Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.
miền đất hứa - Ảnh 1.

Nhiều người cùng chung tay với bếp 0 đồng để sẻ chia giúp các mảnh đời khó khăn - Ảnh: TRÚC QUYÊN

Một chốn đi về, những công việc dù kiếm được số tiền không nhiều nhưng cũng tạm đủ nhu cầu cơm áo của bao mái đầu sương gió, đôi chân tật nguyền. Chính những giọt mồ hôi lao động chân chính cùng những vòng tay sẻ chia, giúp đỡ, bao ước mơ đổi đời được thắp lên...

Những bữa cơm 0 đồng của người lạ

TP.HCM đông đúc và hối hả là thế nhưng vẫn còn những góc nhỏ bao dung hiện lên qua bao điều dễ thương, ví như khung cảnh bà Phan Thị Huệ (63 tuổi, ngụ quận 6) và các thành viên của bếp ăn 0 đồng phát cơm từ thiện tại cổng sau

Mẹ con bà Nguyễn Thị Đẹp với chiếc xe lăn được người tốt bụng thầm lặng tặng - Ảnh: YẾN TRINH

Vững lòng mưu sinh giữa phố đông

"Ai vé số không". Lời rao quen thuộc ấy thường được bà Nguyễn Thị Đẹp (66 tuổi, quê Phú Yên) và con trai Nguyễn Thanh Liêm (28 tuổi, bị khuyết tật) cất lên mỗi khi đi ngang các quán cà phê, tiệm ăn dọc bờ kè đường Hoàng Sa (quận 3). 

Trời đã tối và hơi lạnh, bà lấy chiếc nón lưỡi trai đội cho con không may mắn được vẹn tròn như bao người rồi nhắm hướng những hàng quán để mời khách mua vé số.

Sáu năm nay, từ quê nghèo hai mẹ con vào TP.HCM bán vé số, nương tựa nhau mà sống. Ngồi xe lăn từ nhỏ, dù vẫn tự lo liệu chuyện sinh hoạt hằng ngày nhưng có mẹ bên cạnh, Liêm vững lòng hơn. Hai mẹ con thuê trọ 1,8 triệu đồng/tháng ở hẻm đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 10), mỗi ngày bán chừng 300 tờ.

Ngày tháng miệt mài với từng tờ vé số, những bữa cơm tiện tặn, một trong những điều làm cho hai mẹ con thấy ấm áp là tấm lòng của những người xa lạ. Đầu năm 2024, từ lời chia sẻ của một nhóm bạn Facebook trong vài tiếng ngắn ngủi buổi chiều, Liêm được một người vốn không quen biết tặng chiếc xe lăn mới.

Gương mặt chững chạc so với tuổi, Liêm kể trước đây phải thuê xe lăn của đại lý vé số vì khoản tiền mua xe lăn vài triệu bạc là không nhỏ đối với hai mẹ con. Khi nghe tâm sự của Liêm và nhìn cảnh người mẹ đẩy xe khi trời chập choạng tối, lòng chúng tôi nghĩ ngợi hoài. 

Chia sẻ trong một nhóm trên mạng xã hội, liền sau đó một bạn trong nhóm nhắn "Tui đang hỏi chỗ này, bạn tui trước đây mua xe cho ba, nhưng ông chưa kịp dùng thì mất rồi".

Chừng nửa tiếng sau, chúng tôi gửi hình chiếc xe lăn và Liêm nói xe phù hợp. Người bạn nhắn xin xe và gần như ngay lập tức, chủ sở hữu đồng ý. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, 19h xe được chở đến gửi ở nhà trọ cho Liêm. 

Nhìn tấm hình người bạn chụp cảnh chiếc xe lăn ràng sau yên giữa dòng xe đông nghẹt cùng với 200.000 đồng do "nhà tài trợ" gửi tặng Liêm dù chỉ mới nghe sơ qua hoàn cảnh, mọi người trong nhóm lặng đi vì xúc động.

Hôm sau gặp lại mẹ con Liêm, bạn cứ nói hoài câu cảm ơn: "Xe ngon lắm chị ơi, có xe mới mẹ em đẩy nhẹ hẳn. Đỡ tốn tiền thuê mà có xe em mừng lắm". Từ đó Liêm không còn thuê xe của đại lý vé số nữa, đỡ được chút tiền dù là ít ỏi.

Mấy ngày này, bà Đẹp do yếu sức, xương khớp hay đau nên về quê ít hôm. Xoay xở một mình, Liêm vất vả hơn khi còn mẹ ở đây. Mấy hôm trước sốt bệnh, may mắn có người bạn cùng lấy vé số ở đại lý tranh thủ lúc rảnh ghé qua ngó chừng. Liêm kể: "Bạn ấy rủ qua dãy trọ chỗ bạn ấy thuê cho tiện, có gì còn giúp đỡ nhau khi ốm đau".

Không chỉ người bạn này, Liêm cho biết có một chú tên Cường cỡ 50 tuổi tốt bụng ở cùng dãy trọ, giúp đỡ khi ốm đau. "Chú ghé vô ghé ra mua giùm cháo, thuốc, có hôm còn lãnh vé số đi bán giùm. 

Chú cũng tật nguyền, đợt vừa rồi về quê, gửi chiếc xe lăn điện lại và nói cho tôi mượn. Nhưng tôi ngại nên không dám đi, đang để dành tiền để mua lại (3 triệu đồng)", anh nói. Với Liêm, đó là số tiền không nhỏ...

Những tấm lòng ấy khiến Liêm như vơi bớt nhọc mệt. Anh nói: "Năm nay bán ít hơn, ngày nào gặp đại gia mua một lúc 10 tờ là mừng vì mau hết. Ngoài quê ba tôi làm ruộng nhưng hay đau yếu, lâu lâu chúng tôi gửi chút tiền cho ba cá mắm thêm".

Nhắc về con trai, bà Đẹp xúc động: "Con thương mình, mấy lúc mình bệnh mệt thì chăm nom tội lắm. Tôi chỉ mong có đủ tiền mua xe điện để con có thể tự đi một mình nếu sau này tôi yếu hơn, không đẩy con đi được nữa". 

Nhưng bà cũng tâm sự vững niềm tin vì cuộc đời mưu sinh khó nhọc đã được bao người giúp đỡ. Những cụ đã về hưu cũng vét túi giúp mẹ con bà những ngày ế ẩm. Các em học sinh cũng dừng lại để sẻ chia.

Đó là những người tốt, việc tốt thầm lặng, để các cảnh đời nghèo khó, khuyết tật vẫn có sinh kế, vẫn tìm được chén cơm manh áo ở TP này. Những giọt mồ hôi rơi xuống cùng những tấm lòng bao dung để nuôi giấc mơ đổi đời...

Nhờ có những tấm lòng giúp đỡ như tặng xe lăn, mua giúp mỗi lần vài chục tờ vé số mà mẹ con Liêm vơi nỗi nhọc mệt đè nặng mỗi ngày. Dù không được may mắn như bao người, họ vẫn cố gắng lao động thiện lương và không muốn trở thành gánh nặng cho xã hội. Những người thầm lặng mưu sinh bên đường mà đẹp bình dị biết bao.

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với ngành y và giảng dạy tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM, người thầy thuốc vẫn nhớ như in từng bước ngoặt cuộc đời mình đã gắn chặt với TP thân thương này.

>> Kỳ tới: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc cứu người

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn - Ảnh 3.Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề