Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.
sáp nhập - Ảnh 1.

Thượng úy Khiêm trong một buổi huấn luyện tân binh - Ảnh: NVCC

Ngày 1-7-2025 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi sáp nhập các tỉnh thành, "sắp đặt lại giang sơn". Giữa những thay đổi lớn lao ấy, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, họ cũng ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chung tay xây dựng quê hương mới, nơi họ được sinh ra, lớn lên và đang lập nghiệp.

Khi Tổ quốc bước vào trang mới...

Có những tấm bảng địa giới đã cất vào một góc, có những nơi người ta đang tập quen với tên gọi mới, có những cung đường nay đã thuộc địa phương khác..., song với những người trẻ: "Vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc".

"Tôi luôn tin rằng tuổi trẻ phải dấn thân. Khi Tổ quốc chuyển mình, cũng là lúc chúng tôi phải bước tới, mang theo cả trách nhiệm và hy vọng" - thượng úy Vũ Đình Khiêm hiện đang công tác tại trung đoàn 271, sư đoàn 5, Quân khu 7, chia sẻ.

Năm ấy khi vừa tròn 18 tuổi, Vũ Đình Khiêm khoác lên mình bộ quân phục, luôn tiên phong trong nhiệm vụ khó và huấn luyện cường độ cao. Anh chia sẻ: "Tôi muốn tuổi trẻ được rèn luyện, sống có kỷ luật, trách nhiệm và đứng về phía bình yên của nhân dân".

Khi được hỏi về cảm nhận sau khi "sắp đặt lại giang sơn" của đất nước, anh Khiêm không giấu được sự tự hào: "Tôi thấy niềm tin vào

Vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc - Ảnh: HỮU DUY

TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng MỹTP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Cũng là người con của Bình Dương cũ, qua điện thoại chúng tôi cảm nhận rõ sự hào hứng của Lê Trọng Công (23 tuổi) trong ngày đầu tiên hai địa phương hoàn thành sáp nhập.

Hằng ngày Công vẫn thường di chuyển trên quốc lộ 1K đến công ty ở quận Bình Thạnh cũ, trước đây những người trẻ như Công thường nghĩ quê mình là "vệ tinh" của TP.HCM, phải lên trung tâm mới mong có tương lai.

"Nhưng giờ đây hai nơi đã là một, tôi cảm giác chính quyền sẽ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp về nhiều hơn chứ không còn chỉ tập trung vào nội đô TP.HCM như trước nữa. Cơ hội việc làm cho người trẻ như tôi sẽ rộng mở" - Công chia sẻ thêm.

Công nói nếu tương lai ở khu vực phường Dĩ An có thêm các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing mở ra, cậu sẽ đỡ tốn khoảng thời gian di chuyển lên Bình Thạnh cũ đi làm.

"Tôi tin là sắp tới sẽ có, bởi Dĩ An bây giờ đã trở thành một phường của TP.HCM. Khách hàng của công ty tôi cũng có nhiều người phải lặn lội từ Bình Dương cũ lên nên sắp tới tôi tin rằng mình sẽ có cơ hội được làm việc gần nhà", Công kỳ vọng.

Công cho biết anh từng nghe nhiều người bày tỏ lo lắng rằng việc sáp nhập sẽ khiến họ có cảm giác như đánh mất quê hương của mình. Thế nhưng theo Công, dẫu tên gọi hành chính có thể thay đổi nhưng tình yêu dành cho nơi mình sinh ra và lớn lên thì không gì lay chuyển được.

sáp nhập - Ảnh 3.

Tường Vi (hàng thứ 2, bên phải) cùng các bạn sinh viên Y Tây Nguyên tự hào về đất nước mình - Ảnh: NGỌC SANG

Còn với cô bạn Huỳnh Thị Tường Vi (23 tuổi, sinh viên năm cuối Trường ĐH Tây Nguyên, quê Bình Phước - một trong những tỉnh vừa sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai) thì tâm sự: "Dù hơi buồn vì cái tên Bình Phước quen thuộc đã gắn bó từ thời thơ ấu nay không còn tồn tại trên bản đồ nhưng mình vẫn vui vì thấy quê mình có cơ hội phát triển tốt hơn khi kết nối cùng một tỉnh lớn như Đồng Nai, dù mang tên gì, dù ở đâu thì vẫn là mảnh đất của quê hương, đất nước mình", Vi chia sẻ.

Cô bạn cảm nhận được việc thay đổi tên gọi, sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy và sắp xếp lại giang sơn là để hướng đến sự phát triển lâu dài, quản lý hiệu quả hơn và từng bước đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới nơi Việt Nam có thể sánh vai cùng bạn bè quốc tế.

Với Tường Vi, thay đổi là điều tất yếu trong tiến trình phát triển và quan trọng hơn, người trẻ phải biết thích nghi, nắm bắt cơ hội và đóng góp sức mình.

Là một sinh viên ngành y đa khoa, Vi cảm nhận rõ rằng: "Dù sau này công tác ở bệnh viện nào, tỉnh nào, mang tên gọi gì, tôi vẫn sẽ nỗ lực hết mình, dùng chuyên môn và y đức để chăm sóc, cứu chữa cho bệnh nhân. Bởi tất cả chúng ta đều đang sống và cống hiến dưới cùng một bầu trời mang tên Việt Nam".

-------------------------------------

Từng trải các thời nhập, tách và giờ lại sáp nhập tỉnh thành, các cán bộ về hưu và những người lớn tuổi đặt niềm tin vào thế hệ lãnh đạo hôm nay, "bởi nhân dân đã giao trách nhiệm cho họ dựng xây tương lai quê hương tốt đẹp hơn".

Kỳ tới: Nhân dân giao trách nhiệm cho thế hệ lãnh đạo hôm nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi "sắp xếp lại giang sơn" - Ảnh 3.Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề