
Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất hoang hóa sau hơn một thập kỷ đắp chiếu - Ảnh: TRẦN MAI
Việc Nhà máy nhiên liệu sinh học
Cảnh hoang phế, xuống cấp của nhà máy - Ảnh: TRẦN MAI
Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất "đắp chiếu" hơn một thập kỷ
Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất được khởi công vào năm 2009 tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), do Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) làm chủ đầu tư.
Đây là một trong ba dự án sản xuất ethanol nhiên liệu quy mô lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỉ đồng, công suất thiết kế đạt 100 triệu lít/năm, sử dụng sắn lát khô làm nguyên liệu đầu vào.
Mục tiêu của dự án là cung ứng ethanol phục vụ pha trộn xăng sinh học E5 theo chủ trương phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành và vận hành thử vào năm 2012, nhà máy nhanh chóng rơi vào tình trạng thua lỗ do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi thị trường ethanol trong nước chưa phát triển.
Sau một thời gian ngắn vận hành thương mại vào năm 2014, đến năm 2015 nhà máy ngừng hoạt động hoàn toàn và rơi vào trạng thái "đắp chiếu" suốt nhiều năm.
Đến năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bàn giao quyền quản lý và vận hành lại dự án cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
Đơn vị này tiếp tục tìm kiếm giải pháp khôi phục hoạt động nhà máy, bao gồm cả việc sửa chữa, bảo trì thiết bị và tìm đầu ra cho sản phẩm ethanol. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, đến nay nhà máy vẫn chưa thể tái vận hành, do hạ tầng xuống cấp và đầu ra chưa khả thi.
Hiện nhà máy vẫn bỏ hoang giữa lòng Khu kinh tế Dung Quất. Việc xử lý các tồn tại liên quan đến dự án tiếp tục là bài toán khó cho cả ngành dầu khí và chính quyền địa phương. Đến nay, hy vọng lại được "thắp sáng".

Cỏ dại mọc um tùm - Ảnh: TRẦN MAI

Một số thiết bị phơi mưa nắng quá lâu, cần tổng sửa chữa để vận hành - Ảnh: TRẦN MAI
