
Người cao tuổi nhận lương hưu tại một điểm chi trả tại quận Ba Đình, Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhiều bạn đọc bày tỏ nhiều người về hưu trên 60 tuổi, chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (20 năm) có thể phải rút bảo hiểm xã hội một lần, khiến quyền lợi lâu dài không đảm bảo.
Sắp tới khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, có chế độ trợ cấp gì dành cho người trên 60 tuổi đến tuổi Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy có được nâng lương trước hạn?Sẽ có trợ cấp cho người từ 75 tuổi không có lương hưu
Theo Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tăng thêm 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ tới khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028, nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Trong năm 2025, tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi 3 tháng, còn với nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Như vậy nhiều người lao động hơn 60 tuổi có đóng bảo hiểm xã hội song chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể được nhận trợ cấp hằng tháng.
Thời gian và mức hưởng trợ cấp trên căn cứ thời gian đóng cùng bình quân lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của bản thân.
Mức thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng, tức 500.000 đồng/tháng.
Quyền lợi bổ sung là bảo hiểm y tế miễn phí và hỗ trợ mai táng phí.
Định kỳ 3 năm, Chính phủ sẽ rà soát, xem xét điều chỉnh mức trợ cấp.
Các địa phương sẽ quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng tùy điều kiện kinh tế - xã hội.
Hàng triệu người không có lương hưu, trợ cấp
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ (trước là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), kinh phí trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (khoảng 3,8% dân số) khoảng 32.000 tỉ đồng/năm.
Đến cuối năm 2022, có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (55 tuổi trở lên đối với nữ, và 60 tuổi trở lên đối với nam).
Tuy nhiên thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đến tháng 5-2025, chỉ có hơn 3,4 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Như vậy việc phấn đấu hoàn thành mục tiêu có khoảng 60% người nghỉ hưu được hưởng lương hưu đến năm 2023 theo nghị quyết 28-NQ/TW còn thách thức lớn, nhất là khi tỉ lệ tăng bình quân người có lương hưu chỉ khoảng 80.000 người/năm.
Số liệu từ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay dự báo đến năm 2029 Việt Nam có 17,2 triệu người cao tuổi (16,5% dân số).
Dự kiến vào năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già, trong đó người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên có thể chiếm hơn 14% dân số, ước khoảng 15,46 triệu người.
