Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 1: Một thời 'rằng quê Minh Hải mình đây'

Sau khi đất nước thống nhất, một số tỉnh đã trải qua các lần nhập - tách đơn vị hành chính. Trong từng bối cảnh lịch sử, việc này đều được thực hiện trên khí thế mới xây dựng quê hương.
Minh Hải - Ảnh 1.

Tỉnh Cà Mau khi nhập với Bạc Liêu thành Minh Hải hay tách ra vẫn luôn là địa phương năng động, giàu bản sắc - Ảnh: HUỲNH LÂM

Nhiều câu chuyện vẫn chưa quên cùng những bài học lịch sử cho tương lai phát triển.

Theo ông Hữu Thành - nguyên phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, lịch sử hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu trải nhiều lần tách - nhập. "Ngày xưa, Cà Mau - Bạc Liêu là một. Thời Pháp thuộc, Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của Nam Kỳ, Cà Mau là một quận của

Cả Bạc Liêu và Cà Mau đều có thế mạnh nông nghiệp - Ảnh: QUỐC MINH

"Tách, nhập tỉnh cán bộ thay đổi mau lắm"

Đến ngày 1-1-1997, theo nghị quyết Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 6-11-1996, tách tỉnh Minh Hải ra hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.

Ông Đặng Thành Học nói nguyên nhân tách tỉnh: "Lúc đó tách tỉnh do tỉnh mình lớn quá. Điều kiện hoạt động hồi đó khó khăn, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc cũng khó khăn.

Địa bàn rộng nên phải tách ra vì phạm vi hoạt động nó xa xôi. Hồi đó, quan điểm một huyện cao lắm hai chục ngàn dân thôi. Nhưng huyện ở mình thì cỡ đó trở lên. Tuy tách tỉnh, nhưng anh em lãnh đạo cũ của Minh Hải gặp nhau cũng trao đổi vui vẻ. Tết nhứt cũng hợp lại, ăn Tết cùng nhau".

Còn theo ông Lê Công Nghiệp, đến những năm 1990, tỉnh Minh Hải hình thành vị thế mới, cả về quy hoạch sản xuất, bố trí dân cư, phát triển ngành nghề, trường trạm... Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, khi tách ra cũng đủ đảm trách phần việc.

Các cơ sở sản xuất cũng bước đầu phát triển, nhất là các ngành nông, lâm, thủy sản, từ đó cũng tạo đà phát triển công nghiệp dịch vụ. Nên tách tỉnh không bao lâu, thì hình dáng của mỗi tỉnh mang dáng vẻ mới thấy rõ.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 1: Một thời 'rằng quê Minh Hải mình đây' - Ảnh 3.

Cà Mau và Bạc Liêu có nhiều nét tương đồng về văn hóa và đời sống nhân dân - Ảnh Huỳnh Lâm

Có một chuyện vui là hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu tách ra, việc phân chia tài sản cũng "diễn ra rất thuận thảo". Ông Lê Công Nghiệp nhớ lại: Cán bộ hai tỉnh phân chia theo tinh thần tài sản ở đâu thì chia cho tỉnh đó. Có những cái Cà Mau có, nhưng Bạc Liêu cần thì vẫn để lại cho Bạc Liêu.

Ví dụ khách sạn Sao Mai ở phường 2, TP Cà Mau vẫn là tài sản tỉnh Bạc Liêu. Ngược lại, những cơ sở của Cà Mau ở Bạc Liêu chưa dời được thì Bạc Liêu vẫn tạo điều kiện cho hoạt động, sau này dời. Còn những tài sản ngoài tỉnh có thể bán được thì chia đôi, nói chung là thấu đáo đạt tình lý.

Đặc biệt công tác cán bộ là vấn đề khiến lãnh đạo hai tỉnh bàn tính nhiều nhất khi tách tỉnh. Chuyện cán bộ về cống hiến Bạc Liêu hay ở lại Cà Mau làm việc, rồi ở lại tỉnh hay về huyện làm sao vừa đáp ứng nguyện vọng, vừa phát huy năng lực cán bộ, vừa phù hợp nhu cầu địa phương là chuyện tốn nhiều thời gian họp bàn.

"Cơ bản là mình giải quyết cán bộ quê địa phương nào thì về đó", ông Đặng Thành Học nói chuyện đào tạo cán bộ cho bộ máy đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước khi tách tỉnh. "Lúc nhập - tách tỉnh thời đó, cán bộ thay đổi mau lắm.

Chỗ này thiếu, chỗ kia thấy được thì đưa vào. Mà hồi đó không phân biệt cán bộ gốc tỉnh nào hết trơn. Chỉ có cán bộ lãnh đạo như chúng tôi biết cố gắng đào tạo người cho các địa phương.

Ví dụ Bạc Liêu thì gắng đào tạo người quê Bạc Liêu để họ giữ nhiệm vụ ở các sở ngành. Cà Mau cũng vậy". Theo ông, nhập tỉnh thì bài toán bố trí cán bộ "hơi khó". Nhưng tách tỉnh thì tư tưởng cán bộ đã ổn. Bởi số anh em về địa phương, số cán bộ còn trẻ, có năng lực nhưng chưa có cương vị thì bổ nhiệm lên.

"Nói vậy nhưng có những chuyện tưởng chút xíu, như chuyện cái bàn, cái ghế mến tay mến chân, mang đi hay để lại... cũng trở thành chuyện hằng ngày. Bí thư tỉnh ủy đôi khi phải đứng ra giải quyết", ông Học kể.

"Sau ngày thống nhất đất nước, vợ chồng tôi là cán bộ trẻ miền Bắc tăng cường vào hỗ trợ Cà Mau trong Sở Xây dựng. Tôi nhớ việc nhập hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu diễn ra thuận lợi vì được cán bộ địa phương và nhân dân đồng thuận.

Thật ra Cà Mau và Bạc Liêu chẳng khác gì anh em một nhà, giống nhau cả về địa hình, khí hậu, lẫn văn hóa và việc làm ăn, phát triển kinh tế. Bây giờ nếu nhập lại tỉnh, mọi việc cũng sẽ tốt hơn thôi", ông Nguyễn Văn Tú, nguyên cán bộ Sở Xây dựng Cà Mau, chia sẻ.

-----------------

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó là không xây thêm trụ sở làm việc, mà dồn nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng, vừa làm động lực phát triển, vừa đền ơn đáp nghĩa.

Kỳ tới: Không xây trụ sở, để tiền lo cho dân

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 1: Một thời "rằng quê Minh Hải mình đây" - Ảnh 3.Tỉnh, thành nào ở miền Tây từng chia tách trước khi 'về lại mái nhà xưa'?

Nhiều tỉnh, thành ở miền Tây từng là một tỉnh, sau đó được chia tách để phù hợp từng thời kỳ phát triển và nay lại trở về 'mái nhà xưa'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề