Khai mở “mỏ vàng” 3,2 tỷ tấn ẩn trong hồ nước thải

Tìm thấy "mỏ vàng lớn" ở nơi ít ai ngờ tới.
Khai mở “mỏ vàng” 3,2 tỷ tấn ẩn trong hồ nước thải- Ảnh 1.

Theo trang Mining, hiện nay, hàng triệu tấn chất thải mỏ khoáng sản vẫn đang được xả ra, trong khi hàng tỷ tấn khác vẫn nằm trong các đập chứa bãi nước thải cũ. Nhiều cơ sở lưu trữ bãi nước thải cũ vẫn còn giá trị khoáng sản đáng kể, điều này có thể mở ra cơ hội vừa phục hồi môi trường, vừa tạo thêm nguồn kho báu khoáng sản mới. Thông qua việc tái xử lý, các công ty khai khoáng có thể chủ động biến những hồ chứa bãi thải từ một gánh nặng thành một tài sản.

Thực tế, bãi thải mỏ hoàn toàn có thể trở thành một cơ hội kinh doanh tiềm năng trong tương lai gần. Do khối lượng khai thác ngày càng tăng, lượng chất thải từ mỏ khoáng sản toàn cầu ước tính đạt tổng cộng khoảng 3,2 tỷ tấn đối với đồng và khoảng 1,8 tỷ tấn đối với sắt vào năm 2018, đây sẽ là nguồn khai thác kho báu lớn từ nước thải.

Ngành khai khoáng từ lâu đã hiểu rằng chi phí quản lý và phục hồi bãi thải là một gánh nặng đáng kể ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Với cam kết mạnh mẽ hơn hướng tới phát triển bền vững, các công ty khai khoáng trên toàn cầu đang tìm kiếm các giải pháp và chiến lược thông minh nhằm giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình khai thác. Tái xử lý là một giải pháp khả thi giúp giảm thiểu rủi ro và mang lại giá trị đầu tư.

Nhiều cơ sở khai khoáng đang hoạt động hoặc đã đóng cửa vẫn còn chứa khoáng chất có giá trị mà trước đây không được quan tâm. Nhờ các công nghệ mới, các công ty khai khoáng hiện đang tìm cách chiết xuất kim loại quý từ bãi thải.

Trong các loại bãi nước thải từ vàng, đồng và quặng sắt, tiềm năng thu hồi khoáng sản là rất lớn. Tái xử lý bãi thải để thu gom khoáng chất có thể là một giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với khai thác nguyên liệu thô mới. Theo các nghiên cứu, xử lý một đơn vị bãi thải có thể tiết kiệm chi phí gấp 3 lần so với xử lý nguyên liệu nguyên khai.

Phương pháp tái xử lý tiêu chuẩn là hút bùn thải từ các đập hiện có về nhà máy, sau đó sử dụng các giải pháp xử lý khoáng sản phù hợp để tách lấy kim loại quý. Phần bùn thải còn lại sẽ được tách nước và làm khô, nước được tái sử dụng trong nhà máy hoặc xử lý để trả lại môi trường.

Cách làm này không chỉ giúp giảm thất thoát nước, mà còn giúp làm sạch hoặc thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các đập bãi nước thải hiện có, đồng thời tạo ra cơ hội biến chất thải mỏ thành kho báu. Nhìn chung, các giải pháp khai khoáng bền vững và hiệu quả như tái xử lý giúp tạo ra giá trị chung cho doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và toàn bộ hệ sinh thái.

Như tại Mỹ, vào tháng 5/2024, các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện một mỏ kho báu khác là lithium ẩn trong nước thải từ cơ sở khai thác khí tự nhiên bằng thủy lực cắt phá (kỹ thuật khai thác mỏ bằng cách dùng áp suất chất lỏng để làm nứt các tầng đá trong lòng đất) ở Pennsylvania.

Bằng công nghệ phân tích dữ liệu tự động cùng kỹ thuật chiết xuất trực tiếp, nguồn kho báu kithium này đã được phát hiện. Phát hiện mỏ lithium ở Pennsylvania có thể dẫn tới phương pháp mới để thu thập nguyên tố thiết yếu này mà không cần khai thác nhiều mỏ hơn, Chenical & Engineering cho biết.

Đáng chú ý, công nghệ này được điều khiển bởi một thống thống công nghệ đa tầng, có thể điều khiển từ xa và con người chỉ cần đứng quan sát. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng như mô phỏng 3D sẽ giúp thông tin trong quá trình chiết xuất được cập nhật liên tục tới người giám sát.